Liên minh SSA- Mexico: Sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hoa Kỳ?

So sánh sản phẩm 0
  • Chưa có sản phẩm
Giỏ hàng 0
  • Chưa có sản phẩm

Liên minh SSA- Mexico: Sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hoa Kỳ?

Liên minh SSA- Mexico: Sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hoa Kỳ?

Báo chí Hoa Kỳ trong những ngày gần đây đã đưa tin về việc Liên minh Tôm miền Nam của Hoa Kỳ (SSA) và các nhà nhập khẩu và chế biến tôm của Mexico đã liên minh với nhau trong vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ. Như vậy, đương nhiên Mexico sẽ được SSA rút ra khỏi danh sách Mexico đã liên minh với nhau trong vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ. Như vậy, đương nhiên Mexico sẽ được SSA rút ra khỏi danh sách các nước bị kiện. Có thể nói rằng, đây là kết quả của một thoả thuận ngầm giữa SSA và về một khoản hỗ trợ tài chính để SSA có thể tiến hành vụ kiện.

Sự việc trên khiến chúng ta đặt câu hỏi: “Phải chăng Luật chống bán phá giá Hoa Kỳ còn chưa đủđể SSA khởi động vụ kiện một cách hợp pháp nhằm đạt được mục tiêu riêng của mình?”. Và nếu như vậy thì thật trớ trêu, bởi trong khi lên tiếng đòi cái mà SSA gọi là “bình đẳng trong hoạt động thương mại” dưới những quy định rất “kỹ thuật” của Luật chống bán phá giá Hoa Kỳ thì chính họ lại là người “đang phá Luật chống độc quyền cũng để đạt được mục tiêu đó. Hoa Kỳ sẽ nghĩ gì nếu như Luật chống độc quyền - niềm tự hào của nền lập pháp Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị vi phạm trắng trợn bởi những người luôn lớn tiếng đòi pháp luật Hoa Kỳ cần được nghiêm chỉnh thực thi?

Đạo Luật Byrd Amendment

Mặt khác, việc SSA cuối cùng đã lên tiếng sẽ chính thức nộp đơn khởi kiện vào ngày 30/12/2003 và sự trì hoãn của SSA trong suốt thời gian qua được lý giải không phải chỉ vì lý do pháp lý, mà bởi SSA đang ra sức “giành giật” để có được từng chữ ký ủng hộ của các bang của Hoa Kỳ. Bởi chỉ có vậy, SSA mới có thể có được một khoản hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Byrd Amendment (Byrd Amendment là tên gọi không chính thức của Đạo Luật về tiếp tục Bù đắp phá giá và trợ giá của Hoa Kỳ ngày 28/10/2000 (Continued Dumping and Subsidy Offset Act). Theo quy định của Đạo luật này, những ai tiến hành cũng như ủng hộ cho vụ kiện chống phá giá/ trợ giá sẽ được Chính phủ liên bang hỗ trợ một khoản tài chính.

Hiện nay, Đạo luật Byrd Amendment của Hoa Kỳ đang bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lên án mãnh mẽ, bởi nó đi ngược lại với những luật lệ của WTO và kêu gọi Hoa Kỳ huỷ bỏ Đạo luật bảo hộ phi lý này. Hiện tại, Chính quyền Mỹ cũng đang thúc giục Quốc hội nước này huỷ bỏ Đạo luật nêu trên sau khi nhận được các khuyến cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Vậy, SSA có tiếp tục hoãn kiện hay không, sẽ còn phải có những phân tích khác để đưa ra được sự lý giải hợp lý bởi họ đã làm như vậy không phải lần đầu, tuy nhiên nếu đúng như những gì báo chí Hoa Kỳ đã viết thì lần này trong danh sách bị kiện sẽ không có Mexico. SSA lại thay đổi ý định chăng?

Rất có thể bởi họ đã làm như vậy không chỉ một lần, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, SSA cũng luôn có những lý do “hợp lý” và “xứng đáng” để đổi lại cho những sự thay đổi ấy. Vậy lần này, lý do nào được SSA coi là hợp lý và đáng giá?

Sẽ không có gì đáng bàn luận nếu việc rút Mexico ra khỏi danh sách các nước bị kiện chống bán phá giá là kết quả của việc xem xét và đáp ứng những yêu cầu của Luật thuế quan Hoa Kỳ 1930, tuy nhiên, chính người Mỹ cũng đã lên tiếng về nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Người ta còn nói đến sự liên minh giữa SSA và nhằm tăng thêm sức mạnh tài chính và sự đoàn kết nội bộ để tiến hành vụ kiện. Như vậy, danh sách các nước bị kiện cũng vì thế mà được rút ngắn lại và tập trung vào một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 30/12/2003 mà đi đầu trong danh sách này là Việt Nam.

Và nếu thực tế đúng như những gì báo chí Hoa Kỳ đã lên tiếng thì lần này, SSA đã có một bước đi không sáng suốt, bởi ký kết một thoả thuận với Mexico với nội dung như trên đồng nghĩa với việc SSA đã vi phạm nghiêm trọng Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, vốn luôn được coi là niềm tự hào của lập pháp nước này bởi tính đồ sộ của nó.

Luật chống độc quyền (Antitrust Laws)

Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ vào cuối những năm 80 của thế kỷ XIX được ban hành là do nguyên nhân một số thương nhân bắt đầu thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường bằng cách liên kết với nhau để triệt tiêu sự cạnh tranh từ các thương nhân khác. Các thương nhân này “hợp tác” với nhau, cắt giảm giá hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian để “nhấn chìm” các thương nhân khác. Những mối quan hệ này được gọi là “liên minh để kiểm soát giá cả” hay “độc quyền”.

Đứng trước thực trạng trên, ngày 02/7/1890, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật về Bảo vệ thương mại và Mậu dịch chống lại sự độc quyền và những hạn chế bất hợp pháp”, thường được gọi là “Sherman Antitrust Act”. Sau đó, các quy định về chống độc quyền đã được sửa đổi, bổ sung nhiều trong các đạo luật như:

Mục 73 (Section 73) đến Mục 77 (Section 77), Đạo luật về cắt giảm thuế, cung cấp thu nhập cho Chính phủ và các mục đích khác, thông qua ngày 27/08/1894 (Act to Reduce Taxation, To Provide Revenue for the Government, and for other Purposes);

Đạo luật về sửa đổi các Mục 73 (Section 73) và Mục 76 (Section 76) của Đạo luật ngày 27/8/1894, thông qua ngày 12/2/1913;

Đạo luật về cắt giảm thuế, cung cấp thu nhập cho Chính phủ và các mục đích khác, thông qua ngày 12/2/1913;

Đạo luật bổ sung các quy định của pháp luật về chống độc quyền, chống các hạn chế bất hợp pháp và các đích khác, thông qua ngày 15/10/1914 hay còn gọi là (Đạo luật Hội đồng Thương mại Liên bang).

Tất cả các văn bản pháp luật về chống độc quyền và hạn chế bất hợp pháp nêu trên có thể được gọi tắt là “Đạo luật Clayton” (Clayton Act).

Vi phạm pháp luật Hoa Kỳ

Như vậy, với sự liên minh với Mexico, người ta có thể thấy rằng, SSA đã vi phạm vào Mục 1, Chương 1, Phần XV hay còn được gọi là Đạo luật về Uỷ ban Thương mại Liên bang (Section 1, Chapter 1, Title XV “Federal Trade Commission Act”) của Hoa Kỳ, theo quy định của Mục này thì:“Bất cứ một thoả thuận hoặc phối hợp nào dưới hình thức độc quyền, hoặc dưới hình thức khác với mục đích hạn chế thương mại và mậu dịch giữa các Bang hay với quốc gia khác, đều bị coi là bất hợp pháp. Bất cứ ai có hành vi thiết lập giao kết hoặc tham gia vào các hành vi vi phạm này sẽ bị coi là phạm tội nghiêm trọng, và nếu bị kết tội, sẽ bị phạt tiền đến 10.000.000 đô la nếu là doanh nghiệp, 350.000 đô la nếu là cá nhân hoặc bị phạt tù đến 3 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên tuỳ theo phán quyết của Toà án”.

Rõ ràng, việc SSA tiến hành liên minh với các doanh nghiệp tôm của Mexico để ngăn chặn việc nhập khẩu tôm từ các quốc gia khác là vi phạm Luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ, vốn rất tự hào về quy mô cũng như kỹ thuật xây dựng của Đạo luật này không chỉ ngăn cấm các hành vi độc quyền thông thường như cắt giảm giá, gây sức ép lên đối thủ cạnh tranh, mà còn cấm các hành vi liên minh, liên kết để đưa ra những hạn chế trong thương maịi một cách bất hợp pháp.

Phải chăng theo cách hiểu của SSA, một thoả thuận vi phạm pháp luật như vậy được coi là “công bằng” bù đắp cho những gì mà SSA cho là ”bị thiệt hại “ do bị đối xử thương mại không bình đẳng. Nếu vậy thì nguyên lý về “mọi hoạt động khởi kiện đều nhằm được đối xử công bằng” theo cách hiểu của SSA có lẽ nên được xem xét lại, ít ra họ cũng nên tham vấn các luật sư để có được một quyết định hợp lý và hợp pháp.

Nên hiểu thế nào về sự liên minh này?

Mặt khác, dù đã quyên góp được một số lượng tiền đáng kể, song SSA vẫn chưa đủ tài chính để có thể theo đuổi vụ kiện tốn kém đến hàng triệu USD này. Rất nhiều thành viên trong SSA đang nghi ngờ về khả năng thắng lợi trong vụ kiện, do đó, họ không mấy hào hứng tham gia. Vì vậy, rất nhiều “cam kết đóng góp tài chính” đã đưa ra trước đây đang được xem xét lại. Do đó, việc liên minh với có thể được hiểu vì các lý do dưới đây:

Lý do thứ nhất

Việc rút ra khỏi danh sách các nước bị kiện tạo thêm cho SSA đồng minh mới và tăng thêm sự liên kết và ủng hộ mạnh mẽ sau khi SSA bị các nhà nhập khẩu và chế biến tôm của Hoa Kỳ chống lại. Từ sự liên kết này, SSA muốn chỉ cho các nhà nhập khẩu và chế biến tôm Hoa Kỳ rằng, họ không những không bị tổn hại, mà còn có thêm sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Mexico và từ đó làm giảm đi các mâu thuẫn nội bộ của ngành tôm Hoa Kỳ. Đồng thời, SSA sẽ có đủ tài chính để đảm bảo hậu thuẫn cho vụ kiện.

Lý do thứ hai

Tạo thêm tiếng vang gây sự chú ý tác động tới các giới chức Hoa Kỳ, đặc biệt là các nghị sỹ Thượng viện và Hạ viện ủng hộ và phê chuẩn một khoản tài chính là 50.000.000 đô la để hỗ trợ cho ngành đánh bắt tôm Hoa Kỳ. Dự kiến, kỳ họp đầu tiên của năm mới của các cơ quan này sẽ tiến hành vào tháng 1 năm 2004.

Lý do thứ ba

Giảm chi phí cho vụ kiện và tạo thêm nguồn tài chính cho vụ kiện, đồng thời củng cố được lòng tin của các thành viên của SSA thực hiện các cam kết về việc đóng góp tài chính để thực hiện vụ kiện này vì một số thành viên của SSA đã cam kết đóng góp tài chính, song vẫn còn do dự cho đến tận bây giờ vẫn chưa thực hiện các cam kết này.

Như vậy, có thể kết luận rằng, cũng là một bài toán mà có lẽ lời giải của SSA đưa ra chưa thật tối ưu, nếu không muốn nói là có thể gây ra “tác dụng phụ”. Tuy nhiên, thực tế đó cũng nói lên rằng, vụ kiện chống bán phá giá tôm do SSA khởi xướng đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn những gì một vụ kiện bán phá giá thông thường. Phải chăng SSA đang cố xây dựng một khái niệm về thươngmại bình đẳng riêng của ngành đánh bắt tôm Hoa Kỳ, một khái niệm đi ngược lại những gì mà pháp luật Hoa Kỳ đã quy định? Quyền phán xét không thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có quyền lên tiếng để giành được cái mà họ gọi là được “đối xử thương mại bình đẳng”.

 

 

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác