Nghề Lobby ở Hoa Kỳ

So sánh sản phẩm 0
  • Chưa có sản phẩm
Giỏ hàng 0
  • Chưa có sản phẩm

Nghề Lobby ở Hoa Kỳ

 

Tại Hoa Kỳ, các hoạt động lobby được pháp luật công nhận là một hoạt động chính thức, hợp pháp và công khai. Hoạt động lobby được điều chỉnh bởi Đạo luật Lobbying Disclosure Act 1995 – LDA (tạm dịch là Đạo luật Công khai vận động hành lang), Internal Revenue Code - IRC (tạm dịch là Bộ luật về Ngân sách Liên bang) và Foreign Agents Registration Act - FARA (tạm dịch là Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài). Theo quy định của các đạo luật này, lobby được hiểu là các hoạt động tiếp xúc hoặc xúc tiến để nhằm gây tác động, ảnh hưởng tới các quan chức có thẩm quyền, các hoạt động chuẩn bị và lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó.

Cũng theo các quy định này, chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) được hiểu là cá nhân đại diện cho khách hàng của mình thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các quan chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quy định của LDA, đối tượng chịu tác động của các hoạt động Lobby tương đối hẹp, đó là các nghị sĩ và các nhân viên của họ, các nhân viên làm việc tại các Uỷ ban của nghị viện, các quan chức hành pháp… Còn theo các quy định của IRC, các đối tượng này được mở rộng hơn.

Chuyên gia vận động hành lang thường là các cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cao cấp thuộc chính quyền tiểu bang hoặc liên bang, những người đã từng giữ các vị trí tại Hạ viện, Thượng viện, các Uỷ ban, Tiểu ban của hai viện này. Chính vì vậy, họ đã duy trì được mối quan hệ và uy tín để có thể thực hiện các hoạt động lobby. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì các cựu nghị sĩ chỉ được phép hành nghề lobby sau một năm kể từ khi rời khỏi nghị viện.

Cũng cần nói thêm rằng, nguyên nhân của sự ra đời, tồn tại và không ngừng phát triển của nghề lobby của Hoa Kỳ chính là chế độ đa đảng phái và các quy định có liên quan đến hoạt động lập pháp của nghị viện. Hoạt động lobby đã thâm nhập vào hầu như toàn bộ các lĩnh vực và các nghành sản xuất, kinh doanh của Hoa Kỳ. Theo thống kê của Thượng viện Hoa Kỳ, hiện nay đã có tới 80 lĩnh vực chịu sự tác động của hoạt động lobby.

Hoạt động của các chuyên gia và tổ chức lobby chuyên nghiệp được khuyến khích đăng ký hoạt động chính thức và thực hiện chế độ báo cáo 2 lần trong một năm về các nội dung hoạt động và vụ việc mà mình tham gia. Theo quy định của LDA, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các hoạt động lobby là Thư ký của Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ. Riêng đối với các hoạt động lobby đại diện cho các chính phủ nước ngoài, theo quy định của FARA, phải được báo cáo trực tiếp cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về nội dung và kết quả của các hoạt động này.

Đối với Việt , các hoạt động lobby còn quá xa lạ và nhiều khi còn được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của các hoạt động lobby ngày càng được nhiều người biết tới đặc biệt là thông qua vụ kiện bán phá giá cá ba sa của Việt tại Hoa Kỳ và vụ kiện bán phá giá tôm có thể sẽ phải đối mặt. Được biết, phía liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Hiệp hội Tôm bang Lousiana (LSA), ngoài việc thuê công ty Luật Dewey Ballantine, còn sử dụng hàng loạt các công ty như Livingston; Jones Walker, Waechter, Poitevent & Denegre… để tổ chức các hoạt động lobby nhằm tạo sự ủng hộ trong vụ kiện bán phá giá tôm Việt Nam. Trong khi đó, về phía mình, Việt đã và đang chuẩn bị các hoạt động lobby như thế nào để giành được sự ủng hộ trong vụ kiện này? Có thể nói rằng, câu hỏi này đang làm đau đầu các nhà xuất khẩu tôm Việt . Theo ý kiến của một số chuyên gia, ngay từ giai đoạn hiện nay, phía Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị cho mình đầy đủ các hành trang cần thiết, bao gồm cả tri thức và kinh nghiệm về các hoạt động lobby, để sẵn sàng đối phó trong vụ kiện mà chúng ta sắp phải đối mặt.

 

 

Luật sư Lê Thanh Sơn

Luật sư điều hành AIC - Lawyers & Consultants

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác