Vụ kiện tôm sự vô lý tột cùng đã bắt đầu

So sánh sản phẩm 0
  • Chưa có sản phẩm
Giỏ hàng 0
  • Chưa có sản phẩm

Vụ kiện tôm sự vô lý tột cùng đã bắt đầu

Vụ kiện tôm sự vô lý tột cùng đã bắt đầu

Muốn kiện phải vu khống

“Bằng chứng” mà SSA đưa ra để làm lý do cho việc khởi kiện là 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, làm doanh thu của ngành sản xuất tôm nội địa giảm từ 1,2 tỷ USD năm 2000 xuống còn 559 triệu USD năm 2002, cùng với việc 40% lao động trong ngành này bị mất việc làm. SSA phân tích rằng sở dĩ các nước này phải bán ồ ạt tôm với giá rẻ vào Mỹ là do họ vấp phải hàng rào dư lượng kháng sinh quá chặt chẽ của EU nên không thể xuất được hàng vào thị trường này.

Các mặt hàng bị SSA khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, đông lạnh và đóng hộp. Theo số liệu năn 2002 của DOC, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm này đã xuất khẩu trên 300.000 tấn tôm vào Mỹ, chiếm hơn 70% tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. SSA đề xuất thuế chống bán phá giá tôm là 40-230% đối với Braxin, 119-267% đối với Trung Quốc, 104-107% đối với Êcuađo, 102-130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt .

Theo Luật Sư Lê Thanh Sơn, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư AIC - Lawyers & Consultants, việc SSA kiên kết với Văn phòng Khai thác và Nuôi trồng Thuỷ sản Mêhicô (Canainpesca) để được ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của tổ chức này, đổi lấy việc Mêhicô được loại khỏi danh sách các nước bị kiện cho thấy họ đã quá liều lĩnh vi phạm Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Mục 1, Chương 1, Phần XV luật này nêu rõ: “Bất cứ một thoả thuận hoặc phối hợp nào dưới hình thức độc quyền, hoặc dưới hình thức khác với mục đích hạn chế thương mại và mậu dịch giữa các bang hay với quốc gia khác, đều bị coi là bất hợp pháp. Bất cứ ai có hành vi thiết lập giao kết hoặc tham gia vào các hành vi vi phạm này sẽ bị coi là phạm tội nhigêm trọng và nếu bị kết tội, sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu USD nếu là doanh nghiệp, 350.000 USD nếu là cá nhân hoặc bị phạt tù đến 3 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên tuỳ theo phán quyết của Toà án”.

Doanh nghiệp Việt không bán phá giá

Việt không hề bán phá giá tôm vào bất kỳ nước nào, kể cả vào Mỹ. Đó là điều mà bất kỳ người nuôi tôm Việt nào cũng có thể khẳng định. Hơn nữa, người nuôi thuỷ sản Việt không hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào của chính phủ. Họ đều phải gánh vác mọi chi phí, từ mua đất, xây dựng đầm nuôi cho đến mua sắm thiết bị, con giống, thức ăn,…

Chủ tịch Uỷ ban Tôm VASEP (VSC) Nguyễn Văn Kịch đã khẳng định: giá bán tôm trung bình của Việt vào Mỹ còn cao hơn cả Thái Lan và Trung Quốc. Nếu nói Việt Nam không thể xuất khẩu tôm vào EU và Nhật Bản do hàng rào kỹ thuật về dư lượng kháng sinh của 2 thị trường này thì SSA đã nhầm to: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản và EU trong 11 tháng đầu năm 2003 đều tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, tương ứng là +7.4% và +5,3%, +23,0% và +91,7%, đặc biệt tôm của Việt Nam bán sang EU rất được giá. Khối lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng là do: 1) Giá thành sản xuất tôm của Việt Nam thấp hơn giá của Mỹ do tôm của Việt Nam chủ yếu là tôm nuôi, trong khi tôm của Mỹ là khai thác ở biển; 2) Chi phí nhân công thấp; 3) Công nghệ nuôi tiên tiến; 4) Môi trường nuôi thuận lợi; 5) Sự sáng tạo và năng động của nông dân Việt Nam trong việc làm giàu cho gia đình và đất nước.

Trong khi đó, tôm của Mỹ có giá thành cao và kém khả năng cạnh tranh do sản lượng đánh bắt giảm và chi phí tăng, chưa kể điều kiện thời tiết xấu làm giảm số ngày sản xuất của các tàu kéo tôm.

Các doanh nghiệp Việt hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt và theo các thông lệ quốc tế, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng. Những gì mà Mỹ quy kết cho Việt là hoàn toàn phi lý như chính vụ kiện bán cá tra, cá ba sa mà họ đã tiến hành. Hơn nữa, ngư dân và DN Việt còn chịu thiệt thòi hơn, do là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng chưa đầy đủ như các nước phát triển. Vụ kiện này có thể đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người Việt Nam hiện đang tham gia nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm và ảnh hưởng của nó sẽ lớn hơn nhiều so với vụ kiện chống bán phá giá philê cá tra/ba sa đông lạnh trước đây.

Vụ kiện chống bán phá giá tôm lần này lại một lần nữa cho thấy các doanh nghiệp Mỹ ngày càng lạm dụng chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Mỹ, đi ngược lại với cái gọi là “tự do thương mại quốc tế” mà họ thường nói đến. Một mặt, họ đòi hỏi các nước nghèo phải mở cửa thị trường hàng hoá Mỹ, nhưng mỗi khi các nước này xuất khẩu một mặt hàng nào đó có lợi thế cạnh tranh thì Mỹ lại tìm mọi cách đóng cửa thị trường để bảo vệ sản xuất trong nước với cái cớ “chống bán phá giá”. SSA đã cố tình tiến hành vụ kiện “chống bán phá giá tôm” phi lý nhằm cứu vãn ngành công nghiệp khai thác tôm nội địa đang đi đến bờ vực phá sản do công nghệ thấp, chi phí cao và cạnh tranh kém, ngoài ra không còn lý do nào khác.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị chặt chẽ của VSC cùng các doanh nghiệp trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp tôm Việt có đủ bằng chứng, lý lẽ cũng như điều kiện tài chính để theo đuổi đến cùng vụ kiện này. Vấn đề quan ngại cuối cùng là: Liệu ITC và DOC có công tâm trong việc xem xét các chứng cứ xác thực mà các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, có công bằng trong xét xử và những phán quyết của họ có ám màu sắc chính trị hay không?

 

(Báo Thương mại Thuỷ sản tháng 4/2004)

Lê Thanh Sơn

Luật sư điều hành AIC - Lawyers & Consultants

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác